Gia cầm giống

Đồng nhất khả năng sinh sản gia cầm

Đồng nhất khả năng sinh sản gia cầm. Hay sự đồng đều về tình dục của con đực và con cái khi giao phối sẽ có lợi ích lâu dài cho việc sản xuất đàn và phúc lợi. Một con đực chưa trưởng thành không bao giờ nên giao phối với một con cái trưởng thành và ngược lại con đực trưởng thành không nên giao phối với con cái chưa trưởng thành. Nếu sự đồng đều về tình dục không tồn tại trong đàn thì việc giao phối nên bị trì hoãn.

Nếu con đực và con cái không đồng đều về tình dục khi giao phối:

Gia cầm giao phối
Gia cầm giao phối

Đồng nhất khả năng sinh sản gia cầm. Khả năng sinh sản của đàn sẽ giảm, đặc biệt đối với những con đầu tiên

  • Trứng sàn có thể được tăng lên
  • Lông nữ có thể nghèo hơn
  • Phúc lợi đàn chiên nói chung có thể bị giảm
  • Kiểm soát việc cho ăn có thể kém hơn.
  • Giao phối nên được bắt đầu vào khoảng 21 tuần tuổi. Đánh giá sự trưởng thành nam và nữ trước khi giao phối.

Tham khảo thêm các mô hình chăn nuôi tại đây

Nguồn: Internet

Nuôi gà bằng giun quế

Bí quyết nuôi gà thành công từ giun quế

Bí quyết nuôi gà thành công từ giun quế. Nuôi gà có rất nhiều thức ăn để chăn nuôi. Tuy nhiên giun quế là một trong những loại thức ăn tốt nhất.

Trong những năm gần đây, xu hướng nông nghiệp sạch. Đang được đẩy mạnh tích cực trong ngành Nông nghiệp Việt Nam từ trồng rau sạch. Cho đến chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học…Trong đó, mô hình nuôi giun quế kết hợp với nguyên liệu có sẵn tại địa phương như cám gạo, bột ngô, bột đỗ tươg. Để phục vụ cho chăn nuôi gà thịt nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm, và giảm chi phí giá thành sản xuất.

Giun quế dành để nuôi gà hiểu quả
Bí quyết nuôi gà thành công từ giun quế

Nhằm hướng người nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, ổn định và bền vững, tại tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ. Phong trào nuôi giun quế làm thức ăn cho gà đang được phát triển mạnh.

Bắt đầu từ tháng 7/2016, tại 9 hộ dân của xóm Ó, xã Yên Lạc. Mô hình này được đưa vào ứng dụng với 2.500 con gà J – DABACO. Trong đó, hỗ trợ cho những hộ tham gia 60% giá giống và 40% vật tư (thức ăn, thuốc thú y…). Chuyển giao kỹ thuật (từ khâu chọn mua con giống đến việc áp dụng quy trình vệ sinh. Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chăm sóc…). Đặc biệt phòng các bệnh bằng quy trình vacxin đầy đủ như Marek, Newcastle, Gumboro, đậu. Và vacxin cúm gia cầm.

Nuôi gà bằng giun quế
Nuôi gà bằng giun quế

Bí quyết nuôi gà thành công:

Người nuôi sử dụng cám công nghiệp, cám viên cho gà con ăn trong thời gian úm. Khi gà được 1 tháng tuổi, đem gà thả ra vườn được chắn hàng rào, lưới, tường bao quanh, tách biệt với nơi ở của người. Đồng thời, người nuôi sẽ kết hợp giun quế với cám gạo, bột ngô, bột đỗ tương… để làm thức ăn cho gà thịt. Gà được chăm bằng thức ăn từ giun quế vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa rút ngắn được giá thành sản xuất cho người chăn nuôi.

Mô hình đã đạt được kết quả cao dù chỉ mới qua 4 tháng triển khai. Tỷ lệ gà bị hao hụt giảm đi đáng kể, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 2 kg/con, tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp…

Gà ri Lạc Thủy trưởng thành
Gà ri Lạc Thủy trưởng thành

Thấy rõ được hiệu quả từ hiệu quả mô hình này mang lại, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên khuyến khích người dân địa phương phát triển chăn nuôi gà an toàn theo quy mô gia – trang trại thành vùng chăn nuôi tập trung, tiến tới xây dựng thương hiệu gà Phú Lương…

Hiện nay, gà thịt đang giữ mức giá ổn định và tương đối cao. Giá của gà nuôi bằng giun quế là 90.000 đồng/kg hơi, trong khi gà nuôi bằng cám công nghiệp chỉ có 75.000 đồng/kg. Trung bình 100 con gà nuôi bằng giun quế cho thu lãi 10 triệu đồng (đã trừ các loại chi phí).

Người nuôi có thể tham khảo kĩ thuật nuôi giun quế sau để nuôi gà thành công từ giun quế

Chuồng trại nuôi: Thoáng mát, không bị ngập úng và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đảm bảo các điều kiện. Về nhiệt độ và độ ẩm nguồn nước tưới đầy đủ, trung tính và sạch; cần thoát nhiệt, thoát nước tốt. Nên có biện pháp ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái..) Hố hoặc bể nuôi giun phải có mái che tránh mưa nắng.

Chất nền: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng…Người mua giống bắt buộc phải lấy dạng sinh khối. Vừa an toàn cho vận chuyển vừa có chất nền lý tưởng cho giun khi có chỗ ở mới.

Nhiệt độ: Thích hợp nhất là từ 20oC – 30oC. Một số khu vực phía Bắc cần chú ý vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp. Cần che chắn kỹ để tránh gió lùa. Đảm bảo chuồng nuôi luôn kín, tối, ẩm và thoáng.

Độ ẩm: Thường xuyên kiểm tra và xử lý sao cho chuồng nuôi luôn ẩm. Độ ẩm lý tưởng là từ 55 – 65 %.

Ánh sáng: Cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh tia tử ngoại lọt vào chuồng. Dùng tấm phủ trên mặt luống nuôi nhưng vẫn đảm bảo thoáng mát.

Không khí: Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên thức ăn của giun phải sạch. Và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho giun.

Thức ăn: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ…

Các bạn có thể tham khảo Kỹ Thuật Chăn Nuôi tại đây.

 

Nguồn: Sưu tầm internet

Gia súc và gia cầm

Cách phân biệt Gia Súc và Gia Cầm

Cách phân biệt Gia Súc và Gia Cầm. Ban đầu nghĩ đơn giản tưởng chừng như cách phân biệt này chỉ dành cho trẻ con nên 3 buổi. Nhưng ngay cả những người lớn như chúng ta cũng rất nhiều chưa biết. Vậy gia súc là gì, gia cầm là gì. Chúng khác nhau như thế nào và tại sao người ta lại phân loại 2 loại vật nuôi như thế. Cùng Giống Gia Cầm Tình Mai tìm hiểu nhé!

Gia súc và gia cầm
Gia súc và gia cầm

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu Gia cầm là gì nhé?

Theo Wikipedia: “Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ. Nhân giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ”.

Vịt- là loài gia cầm điển hình
Vịt- là loài gia cầm điển hình

Như vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể gặp những loài gia cầm phổ biến: gà, vịt, ngỗng, ngan… Ngoài ra, một số loài chim được con người nuôi nhằm mục đích lấy thịt như chim bồ câu, chim cút… cũng được nhiều người gọi là gia cầm.

Gia cầm chính là loài động vật cung cấp thịt và nguồn dinh dưỡng phổ biến nhất, chiếm tới 30% lượng thịt trên toàn thế giới. Trong đó gà các loại là gia cầm có lượng tiêu thụ phổ biến nhất chỉ sau thịt lợn.

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu Gia cầm là gì nhé?

Theo Wikipedia: “Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi. Vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp”.

Trâu là loài gia súc điển hình
Trâu là loài gia súc điển hình

Như vậy. Gia súc chính là những loài động vật vẫn tồn tại ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu… Trong đó, có những loài sử dụng làm thịt chủ yếu, có loài lấy sữa. Có loài lấy lông nhưng tựu chung lại. Chúng đều phục vụ các giá trị liên quan đến nông nghiệp. Một điểm chung nữa của gia súc đó là chúng đều là động vật có vú và có 4 chân trong khi gia cầm chỉ có 2 chân. Điều này để phân biệt gia súc gia cầm trong đời sống hàng ngày.

 

Cách phân biệt Gia Súc và Gia Cầm:

Gia súc gia cầm đều có điểm chung là được nuôi để phục vụ các nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng cho con người. Dựa vào một số khái niệm đưa ra từ Wikipedia. Và hình ảnh những con vật ngoài đời sống có lẽ bạn cũng đã biết cách phân biệt gia súc gia cầm. 2 tên gọi cho các loài vật sản xuất chính trong nông nghiệp rồi chứ?

Nếu bạn còn phân vân về một loài vật là gia súc hay gia cầm thì chỉ cần lựa chọn 1 chi tiết. Gia súc có 4 chân còn gia cầm thì có 2 chân.

Gia cầm Gà trưởng thành

Gia cầm bao gồm những loài nào

Gia cầm bao gồm những loài nào? Và những loài này sống ở đâu? Thói quen tập quán là gì?

Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân. Có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống. Nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình gồm gà, vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong môi trường nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài chim khác bị giết để lấy thịt, chẳng hạn như chim bồ câu, him cút. Hoặc dùng là vật cảnh, giải trí như gà lôi hay gà chọi.

Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người. Phổ biến nhất trên thế giới. Chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà (đứng đầu vẫn là thịt lợn với 38%). Một số loại gia cầm thông dụng như: Gà: Gồm có gà tây nhà, gà ta, gà ri, gà sao, gà ác. Gà Tam hoàng, gà Đông Tảo, gà Tò, gà Sultan. Các loại vịt, vịt cỏ, vịt bầu, vịt Xiêm, ngan bướu mũi, chim cút, ngỗng…

  1. Gia cầm Gà nhà:

    Gà chọi trưởng thành
    Gà chọi trưởng thành

    Gà nhà được thuần hóa từ gà rừng, là một loài gia cầm quan trọng bậc nhất, phổ biến nhất trên thế giới. Gà được nuôi chủ yếu để lấy thịt gà và trứng gà. Là phương tiện báo thức ở nông thôn ngoài ra còn các sản phẩm khác như lông gà, phục vụ cho đá gà, và làm cảnh. Trong ngành công nghiệp gia cầm có trên 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm để làm thực phẩm, trứng và thịt như là một nguồn thực phẩm quan trọng và đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Gà sống khoảng sáu năm hay hơn, tuy nhiên gà nuôi lấy thịt thông thường chỉ mất sáu tuần là đạt được kích cỡ giết thịt. Gà nuôi thả vườn hay gà nuôi bằng thực phẩm hữu cơ thường bị giết mổ khi đạt 14 tuần tuổi. Một số giống gà có thể đẻ 300 trứng/năm; sách Kỷ lục Guinness 2011 dẫn ra kỷ lục gà đẻ 371 trứng trong 364 ngày.Khả năng đẻ trứng của gà lấy trứng bắt đầu giảm sau 12 tháng. Gà mái – đặc biệt là những con được nuôi trong hệ thống lồng nối tiếp nhau – rụng đáng kể lông và tuổi thọ sụt giảm từ bảy năm xuống dưới hai năm.

2. Gia cầm Gà Tây:

Gà tây nhà có nguồn gốc từ các loại gà tây rừng. Nuôi gà tây nhà nhằm mục đích cung cấp thịt gà tây. Ở Mỹ, thịt gà tây đã trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình Mỹ dịp lễ Tạ ơn hay Giáng sinh, thịt gà tây là thực đơn chính cho cả hai dịp này. Riêng lễ Tạ ơn có hơn 46 triệu con gà phải nằm trên bàn ăn của các gia đình Mỹ, có đến 88% người Mỹ ăn gà tây vào dịp lễ Tạ ơn. Gà tây rất dễ nuôi. Nó hiền lành và chăm kiếm mồi. Món ưa thích của gà tây lại là cỏ. Gà tây ăn nhiều loại cỏ, lá khác nhau. Nó cũng ăn ngũ cốc, đậu đỗ, cám bã. Ngoài ra, nó ăn tới 30-40% là rau xanh, cỏ lác. Vì vậy, người nuôi gà tây thường chăn thả trên những bãi cỏ. Những cánh đồng hoặc nuôi nhốt trong những sân chơi rộng.

3. Gà sao nhà:

Gà sao nhà là loại gia cầm được thuần hóa. Từ gà sao trong tự nhiên chúng thuộc lớp Aves, bộ Điểu cầm, họ Phasiani, giống Numidiae. Gà sao nhà đã được thuần hóa để lấy thịt và đây cũng là loại thịt được ưa chuộng trên thị trường với chất lượng thịt thơm ngon. Chúng có nhiều ưu điểm như sức sống cao. Ít bệnh tật, hao hụt không đáng kể, với tỉ lệ sống bình quân đạt 95,6%. Gà sao có sức đề kháng cao. Thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và là loài dễ nuôi, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi thả vườn. Tuy có sự khác biệt giữa các dòng. Trong đó cao nhất (98%) và thấp nhất (92%). Nhìn chung thì tỷ lệ sống của gà sao cao hơn so với các giống gà thả vườn. Tuy sức đề kháng mạnh. Nhưng nếu không phòng và chăm sóc kỹ thì gà sao vẫn bị một số bệnh. Trong đó đáng chú ý nhất là bệnh nấm mỏ két. Dù có điều trị tốt thì tỉ lệ khỏi cũng không quá 10%.

4. Vịt nhà:

Vịt nhà được chăn nuôi tại nhiều nước Đông Nam Á khoảng vài ngàn năm trước, trong đó có Việt Nam. Vịt có rất nhiều giá trị kinh tế, chúng cung cấp cho con người thịt vịt, trứng, lông. Ngoài ra, vịt còn được dùng để nuôi nhốt như một loài chim kiểng. Hay phục vụ các màn xiếc trong Sở thú. Hầu hết các loài vịt đều được thuần hóa từ loài vịt cổ xanh (Anas platyrhynchos) ở vùng Mallard. Nhiều loài vịt ngày nay có kích cỡ lớn hơn so với thủy tổ của chúng (chiều dài từ cổ đến đuôi của chúng vào khoảng 12 inch tức khoảng 30 cm). Năm 2002, theo báo cáo của Tổ chức Lương – Nông Thế giới (FAO). Trung Quốc là thị trường tiêu thụ vịt dẫn đầu thế giới, kế đến là Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.

5. Ngan

Ngan nhà và Ngan bướu mũi đã được thuần hóa từ nhiều thế kỷ trước. Thịt ngan cũng được ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt nhà (có lẽ là hậu duệ đã thuần hóa của vịt cổ xanh) do nạc hơn, chứ không chứa nhiều mỡ như thịt vịt, độ nạc và mềm của thịt ngan có thể so sánh với thịt bê. Các giống ngan thuần hóa thường có các đặc trưng bộ lông khác với của ngan hoang. Loại ngan có lông trắng thích hợp cho sản xuất thịt. Ngan mái nặng khoảng 2–5 kg (5-10 pao); ngan trống nặng khoảng 5–8 kg (10-17 pao). Ngan thuần hóa có thể sinh sản tới 3 lần mỗi năm. Một số ngan nuôi đã thoát ra ngoài hoang dã và hiện tại sinh đẻ ngoài khu vực bản địa của chúng, như ở Tây Âu và Hoa Kỳ.

6. Ngỗng

 

Ngỗng nhà là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi. Với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò. Ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4–7 kg. Có nhiều giống ngỗng như ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao.

7. Bồ câu nhà

Bồ câu nhà được nuôi tại nhiều nước để lấy thịt bồ câu đây là loài tương đối dễ nuôi. Nuôi chim bồ câu không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc. Chi phí cao mà hiệu quả nhanh. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt. Một số giống bồ câu nhà có thể tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp dư thừa như. Đậu nành xấu, ngô, lõi ngô, rau cỏ đem nghiền thành cám viên cho chim bồ câu

Nguồn: Wikipedia