Ngan giống tốt

Ngan giống tốt

Ngan giống tốt là con giống khỏe mạnh đã được cơ sở ấp nở Tình Mai tiêm vacxin đầy đủ. Khi bà con mua về chỉ cần chăm sóc như bình thường là lớn nhanh trông thấy!!!

Continue Reading Ngan giống tốt

Gà giống Tốt

Gà giống tốt

Gà giống tốt là con giống khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt. Khi mua về nuôi sẽ rất nhanh lớn và không bệnh tật.

GÀ GIỐNG TỐT PHỔ BIẾN DỄ NUÔI:

Gà Ri 3/4 Gà ác Thái Hòa Gà Lông Chân
Gà Mía Gà nhiều ngón Phú thọ Gà Tàu Vàng
Gà Ri 1/2 Gà chín cựa Gà Okê
Gà Tre Gà Bình Định Gà H’Mông
Gà Nòi: Gà chọi, gà đòn Gà Đông Tảo Gà Kiến
Gà Lạc Thủy Gà Liên Minh Gà Tiên Yên
Gà Văn Phú Gà Chợ Lách Gà Ri Ninh Hòa
Gà Cao Lãnh Gà đồi Yên Thế Gà Ma Hoàng
Gà Mạnh Hoạch Gà Ta Lai Gà Lai Hồ

1. Gà giống tốt và cách chọn:

  • Chọn: Lúc 1 ngày tuổi; dựa vào ngoại hình của gà, các đặc điểm biểu hiện gà tốt. Khối lượng lớn. Lông bông, tơi xốp. Bụng thon, nhẹ, rốn kín, cánh áp sát vào thân. Mắt to, sáng. Chân bông, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường.
  • Mỏ khép kín. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ, chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật.
  • Thả gà trên sàn để quan sát dáng đi lại. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên chọn để nuôi.
    Gà giống tốt
    Gà giống tốt

    2. Gà giống hậu bị:

    Gà hậu bị được chọn vào 2 thời điểm

  • Lúc kết thúc giai đoạn gà con (6 – 7 tuần tuổi)
  • Lúc kết thúc giai đoạn hậu bị (19 – 20 tuần tuổi).
    Cơ sở để chọn: Khối lượng gà, các đặc điểm ngoại hình của gà:
  • Đầu: rộng, sâu, không dài và không quá hẹp;
  • Mắt: To lồi màu da cam
  • Mỏ : Ngắn, chắc khép kính
  • Mào: To, mào đỏ tươi
  • Thân hình: Dài, sâu, rộng
  • Bụng: Phát triển tốt, khoảng cách từ mõm xuống lưỡi hai đốt xương hàm rộng
  • Chân: Có màu đặc trưng của giống, bóng, ngón chân ngắn.
  • Lông : Phát triển tốt, sáng bóng mượt, mềm.
  • Cử chỉ : nhanh nhẹn ưa hoạt động.
  • Những gà đạt các tiêu chuẩn trên được chọn để nuôi sinh sản.

    3. Gà giống mái nếu để nuôi đẻ:

  • Trong chăn nuôi gà sinh sản phải tiến hành chọn định kì để loại thải những cá thể để kém, bảo đảm cho đàn gà đạt năng suất và hiệu quả cao hơn.
  • Cơ sở chọn lựa chính và đặc điểm ngoại hình, các bộ phận cơ thể như bộ lông, mào, lỗ huyệt và kết cấu cơ thể (chủ yếu là khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng). Những đặc điểm bên ngoài biểu hiện một gà mái đẻ tốt là:
  • Mào và tích tai : To, mềm màu đỏ tươi
  • Bộ lông: Lông cách hàng thứ nhất và lông cổ có màu đặc trưng của giống
  • Mỏ, chân: Màu sắc giảm; Lỗ huyệt : ướt, màu nhạt, luôn cử động.
  • Khoảng cách giữa mỏm xương lưới hái và xương háng rộng, đặt lọt 2 ngón tay.
  • Dựa vào những biểu hiện trên lựa chọn những gà mái đẻ tốt giữ lại nuôi, loại thải những gà mái đẻ kém.
Gà đông tảo trưởng thành
Gà đông tảo trưởng thành

Trên đây là những thông tin cơ bản về các giống gà tốt. Để lựa chọn và mua con giống tốt. Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn đầy đủ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ MUA GÀ GIỐNG TỐT:
GIỐNG GIA CẦM TÌNH MAI
Máy bàn: 0246.681.3113
Di động:  0972.51.0246

Fanpage: https://www.facebook.com/gionggiacamtinhmai
Địa chỉ: Xóm trại, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội

Ngỗng Ngỗng Tốt

Ngỗng giống tốt

Ngỗng giống tốt là Ngỗng có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh. Bà con mua về rất thuận lợi trong việc chăn nuôi.

Đặc điểm Ngỗng:

Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh và các loại phụ phẩm nông nhiệp.

Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được.

Các loại Ngỗng:

Ngỗng giống tốt
Ngỗng giống tốt
  • Giống ngỗng xám:

Thương phẩm hiện nuôi 63 – 70 ngày sẽ đủ tuổi trưởng thành xuất bán với trọng lượng 5,5 – 6kg/con. Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn của ngỗng xám khoảng 3,7kg thức ăn/kg tăng trọng.

  •  Giống ngỗng sư tử:

Là giống ngỗng nhà bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Xiberi. Ở Việt Nam được nuôi ở nhiều nơi thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở các tỉnh phía bắc.

Ngỗng sư tử trưởng thành
Ngỗng sư tử trưởng thành
  •  Ngỗng ta (ngỗng cỏ)

    Do giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt/trứng của loại ngỗng ta kém hơn nhiều so với ngỗng trời, ngỗng sư tử và ngỗng lai, vì vậy nhu cầu sử dụng ngỗng ta thương phẩm cũng ít hơn so với các loại ngỗng khác.

    Ngỗng ta trưởng thành
    Ngỗng ta trưởng thành

    Mọi thông tin về giá Ngỗng Giống Tốt. Vì giá Ngỗng sẽ thay đổi theo từng ngày nên Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ MUA GÀ GIỐNG TỐT:
    GIỐNG GIA CẦM TÌNH MAI
    Máy bàn:  0246.681.3113
    Di động:    0972.51.0246
    Fanpage:https://www.facebook.com/gionggiacamtinhmai
    Địa chỉ: Xóm trại, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội

Vịt giống tốt

Vịt giống tốt là vịt có những tiêu chí tốt như bên dưới:

Vịt giống tốt
Vịt giống tốt

1. Dựa vào cân nặng: Với cách chọn vịt giống thì điều đầu tiên mà bạn cần tìm hiểu đó là cân nặng của vịt. Thường với mỗi giống vịt khác nhau thì sẽ có mức cân nặng khác nhau. Trước khi mua giống vịt nào thì bạn cần tìm hiểu cân nặng của giống vịt đó. Để có được chọn lựa chuẩn xác.

2. Dựa vào độ nhanh nhạy: Tiếp đến khi mua vịt giống thì bạn cũng cần phải coi tốc độ nhanh nhạy của chúng có tốt hay không. Ví dụ như hãy đặt một con vịt nằm ngửa trên lòng bàn tay. Trong khoảng 5 giây nó đã tự đứng dậy được nghĩa là phản xạ tốt. Còn với những con mất khoảng 13 giây mới đứng dậy thì nó phản xạ yếu và không nên mua.

Mời các bạn đọc thêm các tiêu chí khác khi mua vịt giống tốt:

3. Dựa vào quan sát bên ngoài: Theo đó trong cách chọn vịt giống thì bạn cũng cần phải dựa vào những yếu tố như sau để chọn nhé:

Vịt giống tốt super trưởng thành
Vịt giống tốt super trưởng thành

4. Về bụng: Nên chọn vịt có bụng thon và không nên chọn những con bụng to nặng nề vì có thể nó bị kém đường tiêu hóa. Những con vịt này sẽ rất khó nuôi đồng thời khả năng di chuyển. Sự nhanh nhạy của nó cũng không tốt.

5. Về rốn: Tiếp đến bạn cũng cần phải chọn giống vịt với rốn đã khô ráo và không bị sưng đỏ hay là nhiễm trùng. Bởi vì những con vịt với rốn như vậy sẽ khó khăn trong việc nuôi về sau. Vì đường tiêu hóa của nó sẽ không tốt.

Nếu muốn chọn Vịt giống tốt không thể thiếu các điểm dưới:

6. Về mắt: Chọn mua vịt bạn cũng lưu ý hãy chọn con mắt sáng. Có như thế mới đảm bảo nhanh nhẹn và có sức khỏe tốt cùng với khả năng chống lại bệnh tật cao. Việc kiếm mồi cũng diễn ra tốt hơn và vịt sẽ phát triển một cách tự nhiên hơn.

7. Về mỏ: Hãy chọn mua vịt có mỏ tốt vì có như vậy thì nó mới đảm bảo rằng việc ăn uống tốt, giúp cho vịt nhanh lớn. Với những con vịt có mỏ bị dị tật thì sẽ rất khó khăn trong việc ăn uống. Nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng về sau.

8. Về lông vịt: Trong cách chọn vịt giống thì bạn cũng cần chọn vịt có lông mượt mà. Bởi lông mượt cũng là yếu tố chứng tỏ rằng con vịt này có sức khỏe tốt. Để trong tương lai phát triển tốt hơn.

Vịt siêu đẻ trưởng thành
Vịt siêu đẻ trưởng thành

Những tiêu chí chọn vịt giống tốt khác:

9. Chân vịt: Hãy chọn vịt với chân đều và không bị dị tật để giúp cho việc đi lại, bơi lội diễn ra bình thường. Vì với những con vịt bị dị tật hoặc có vấn đề nào đó về chân thực sự khó có thể phát triển tốt được.

10. Về cánh vịt: Ngoài ra khi chọn vịt giống bà con cũng cần phải tìm hiểu về cánh của nó có ôm vào thân không. Cánh có bị gãy hay bị bất cứ dị tật nào hay không. Cánh tốt và phát triển đều cũng là minh chứng cho con vịt này đang phát triển khỏe mạnh.

11. Dựa vào gen của vịt: Cuối cùng cách chọn vịt giống thì người mua đừng quên tìm hiểu giống của loại vịt này như thế nào. Công thức lai giống nếu có ra sao. Cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để đảm bảo rằng vịt giống sẽ có sự phát triển tốt nhất ở tương lai.

Vịt trời trưởng thành
Vịt trời trưởng thành

Vậy là nội dung được trình bày trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chọn vịt giống đơn giản và chuẩn xác.

NHỮNG GIỐNG VỊT ĐANG SẴN CÓ:

  • Vịt siêu đẻ 
  • Vịt bầu cánh trắng
  • Vịt Triết Giang
  • Vịt siêu thịt
  • Vịt siêu nạc
  • Vịt Đại Xuyên
  • Vịt cỏ vân đình
  • Vịt Bắc Kinh

QUÝ KHÁCH MUA VỊT GIỐNG TỐT. HÃY LIÊN HỆ NGAY CHÚNG TÔI:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
GIỐNG GIA CẦM TÌNH MAI
Máy bàn: 0246.681.3113
Di động:  0972.51.0246
Fanpage: 
https://www.facebook.com/gionggiacamtinhmai
Website:   Con giống gia cầm
Địa chỉ: Xóm trại, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội

Gà trắng trong chuồng quạt thoáng không khí

Nuôi gà hiệu quả vào mùa hè

 

Nuôi gà hiệu quả vào mùa hè, hay Làm thế nào để giúp Gà đánh bại cái nóng mùa hè. Hoặc từ khóa chăn nuôi Gà hiệu quả vào mùa hè đang được rất nhiều Bà con quan tâm trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

Để đáp ứng mong muốn tìm kiếm đó của bà con. Hôm nay Giống Gia Cầm Tình Mai sẽ hướng dẫn hỗ trợ bà con cách để nuôi gà chống chọi với cái nắng mùa hè nóng nực. Nhất là khu miền Bắc và Miền Trung Việt Nam.

 

Kỹ thuật nuôi gà mùa hè
Kỹ thuật nuôi gà mùa hè

Gà có thể có sức đề kháng rất tốt- nhưng nhiệt độ mùa hè tăng có thể làm tăng nguy cơ tử vong do kiệt sức vì nóng và nghẹt thở. Đây là cách giúp đàn chiên của bạn an toàn trong thời tiết nóng

 

Năm ngoái, chúng tôi đã trải qua nhiệt độ kỷ lục trên khắp Vương quốc Anh, đạt đỉnh ở Faversham, Kent ở 35,3 o C. Với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dự kiến, những tháng mùa hè ngột ngạt có thể vượt quá khả năng đối phó với sức nóng hiện tại của chúng tôi. Mỗi mùa hè, chúng ta trải qua những ngày khi chỉ dành vài phút trong nhà nuôi gia cầm cảm thấy không thể chịu đựng nổi, và đối với nhiều gà thịt đến cuối chu kỳ thì nó – với tỷ lệ tử vong tăng vọt. Rất may, ngành chăn nuôi gia cầm đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực thông gió và làm mát. Khi gà được nuôi ở các nước nóng như Ả Rập Saudi, công nghệ xử lý nhiệt độ vượt quá 40 o C đã được thử nghiệm tốt.

Gà, nói chung, có thể đối phó với nhiệt độ cao. Gà nhà có nhiệt độ cơ thể khỏe mạnh trong khoảng từ 40 ° C đến 41,7 o C, gà con dưới ba tuần tuổi ở mức thấp hơn. Với sự trao đổi chất của chim khá cao, khả năng mất nhiệt của nó là bắt buộc và nó thực hiện điều này bằng bức xạ, dẫn truyền và sự bay hơi của nước. Gà con, nhỏ, có diện tích bề mặt cao so với khối lượng cơ thể của chúng, điều đó có nghĩa là nhiệt bị mất khỏi cơ thể tương đối dễ dàng; Tuy nhiên, khi con chim tăng kích thước, tỷ lệ này thay đổi, và đối với bức xạ nhiệt của gà thịt nặng 3kg qua da sẽ không đủ để giữ nhiệt độ xuống.

Khi bức xạ không đủ, bạn sẽ thấy các hành vi khác được trình bày: con chim sẽ tăng diện tích bề mặt của nó bằng cách nâng cánh của nó, để lộ những phần ít lông trên cơ thể của nó; đàn cũng sẽ cố gắng di chuyển đến khu vực mát hơn, cách xa nguồn nhiệt, có lẽ vào trong bóng râm; hoặc những con chim sẽ dọn sạch đất và xả rác để tạo ra một vùng trũng mát mẻ.

Mất nhiệt thông qua dẫn truyền chỉ có thể xảy ra nếu gà tiếp xúc trực tiếp với một chất lạnh hơn chính nó. Đây có thể là mặt đất, như đã thấy trong hành vi đào rỗng. Tuy nhiên, trong chính, dẫn truyền sẽ xảy ra trong một khu vực thông gió tốt, nơi da có thể tiếp xúc với không khí mát hơn.

Gà lai chọi trưởng thành
Gà lai chọi trưởng thành


Bay hơi là chìa khóa cuối cùng để làm mát. Giống như các động vật khác thiếu tuyến mồ hôi, thiết bị bay hơi chính của gà là hệ hô hấp và chúng thường thở hổn hển khi nhiệt độ trở nên khó chịu. Thở hổn hển sử dụng nhiều năng lượng; điều này sẽ được phản ánh trong sự gia tăng tiêu thụ thực phẩm khi nhiệt độ bắt đầu di chuyển về phía 30 o C.
Biết làm thế nào sinh lý của chim xử lý nhiệt dư cho phép chúng ta thiết kế môi trường và điều kiện sẽ hỗ trợ gà trong việc giữ mát. Không gian là một yếu tố thiết yếu khi chim cần tỏa nhiệt, và do đó mật độ thả nên giảm trong những tháng mùa hè. Vào một ngày tĩnh lặng trong nhà ở thông gió tự nhiên, bạn chỉ có sự đối lưu để kéo không khí qua chim của bạn và đó là một sự cân bằng tốt – mái dốc và ống khói cao trên cao sẽ giúp tăng tốc độ và lưu lượng không khí. Bạn phải duy trì tối thiểu tốc độ thông gió mọi lúc, và điều này có thể được tính bằng cách sử dụng tiêu thụ thức ăn làm đường cơ sở, cộng với các yếu tố khác bao gồm sinh lý của chim và độ ẩm.

Quản lý nhiệt trong các hệ thống rộng rãi là một vấn đề ít hơn, nhưng việc cung cấp bóng râm và tiếp cận với nước đơn giản sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu quy hoạch địa phương sẽ cho phép, sử dụng vật liệu lợp màu sáng. Thật khó khăn nhưng nếu bạn có thể kiểm tra tốc độ không khí trong nhà, bạn sẽ thấy rằng có một lượng diện tích đầu vào tối ưu để thoát ra. Quá nhiều khu vực đầu vào có thể làm chậm sự di chuyển không khí trong nhà, vì vậy hãy nhắm đến tỷ lệ 1: 1 cho khu vực đầu vào vào khu vực đầu ra như một hướng dẫn. Trong một tòa nhà thông gió tự nhiên, hãy xem xét đặt toàn bộ tòa nhà dưới bóng cây hoặc định hướng nó để mặt trời không chiếu xuống mặt bên vào buổi trưa. Khi có nguồn năng lượng, đặt quạt lưu thông xung quanh nhà để không khí chuyển động. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng không khí tĩnh là kẻ giết người ngay cả ở nhiệt độ hơi cao.

Một yếu tố quan trọng khác của quản lý thời tiết nóng là giữ cho chim bình tĩnh, vì vậy hãy tuân thủ thói quen bình thường của bạn và tránh vào nhà vào thời điểm nóng nhất trong ngày. Các hoạt động như cân chim, bảo dưỡng định kỳ và cạn kiệt nên được hoãn lại hoặc xuống hạng vào buổi sáng sớm.

Một khi bạn chuyển sang lĩnh vực sản xuất thâm canh và kiểm soát môi trường hoàn chỉnh, hãy làm cho đúng và nó hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Tinh chỉnh một vài nút và đồng hồ đo và môi trường trong tòa nhà có thể được tối ưu hóa bất kể điều kiện bên ngoài. Mặc dù vậy, hiểu sai và bạn có thể mất toàn bộ đàn của mình do kiệt sức và ngạt thở.

Nông dân chăn nuôi gia cầm hiện đại có toàn bộ công nghệ và công cụ quản lý mà họ có thể sử dụng để giảm thiểu điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất. Điều quan trọng là bắt đầu với sinh lý và hành vi của gà. Chúng ta có thể hỗ trợ gà tối ưu hóa nhiệt độ cơ thể bằng cách cung cấp không khí ở nhiệt độ phù hợp hoặc cho phép gà kiểm soát nhiệt độ cơ thể một cách hiệu quả – sự kết hợp của cả hai sẽ đưa chúng ta tới hệ thống hiệu quả nhất.

 

Làm mát không khí không được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì nó rất tốn kém. Không khí có thể được làm mát bằng cách đưa nước lạnh qua một vòi phun tốt vào cửa hút khí. Điều này về nguyên tắc nghe có vẻ lý tưởng; trong thực tế, có một sự cân bằng rất tốt giữa việc làm mát không khí đủ và không làm tăng độ ẩm đến mức mà gà không thể tự hồi phục nước một cách hiệu quả – và do đó không thể hạ nhiệt. Độ ẩm tăng cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của nấm mốc trong toàn bộ nhà ở và suy giảm chất liệu vải của tòa nhà. Tăng độ ẩm của không khí cũng làm tăng khối lượng của nó, có nghĩa là nó sẽ có xu hướng treo xung quanh những con chim hơn là bị nhấc ra khỏi chúng. Một hệ thống tốt hơn là một trong đó không khí đi qua một bộ làm mát,

 

Gà trắng trong chuồng quạt thoáng không khí
Gà trắng trong chuồng quạt thoáng không khí

Tăng lưu lượng không khí vào nhà là phương pháp ưa thích trong khí hậu của chúng ta. Điều này đã được sử dụng để có hiệu quả lớn trong nhà ở với thông gió đường hầm, theo đó, ngôi nhà gà thịt dài trở thành một đường hầm với những chiếc quạt khổng lồ ở một đầu và các cửa vào bao phủ bức tường của đầu kia. Tuy nhiên, có một giới hạn đối với hệ thống này: nếu tốc độ không khí qua đàn vượt quá 1,5m mỗi giây, nó sẽ tạo ra một cơn gió lạnh đáng kể, gây ảnh hưởng xấu đến chim.

Khi nhiệt độ mùa hè tăng lên và việc sản xuất bị thách thức hơn nữa, các phương pháp khác để giữ cho chim mát mẻ sẽ không còn nghi ngờ gì nữa – nhưng cuối cùng, chính sinh lý của gà sẽ đặt ra giới hạn.

Tham khảo thêm kỹ thuật chăn nuôi khác

Theo: thepoultrysite

 

Gia cầm giống

Đồng nhất khả năng sinh sản gia cầm

Đồng nhất khả năng sinh sản gia cầm. Hay sự đồng đều về tình dục của con đực và con cái khi giao phối sẽ có lợi ích lâu dài cho việc sản xuất đàn và phúc lợi. Một con đực chưa trưởng thành không bao giờ nên giao phối với một con cái trưởng thành và ngược lại con đực trưởng thành không nên giao phối với con cái chưa trưởng thành. Nếu sự đồng đều về tình dục không tồn tại trong đàn thì việc giao phối nên bị trì hoãn.

Nếu con đực và con cái không đồng đều về tình dục khi giao phối:

Gia cầm giao phối
Gia cầm giao phối

Đồng nhất khả năng sinh sản gia cầm. Khả năng sinh sản của đàn sẽ giảm, đặc biệt đối với những con đầu tiên

  • Trứng sàn có thể được tăng lên
  • Lông nữ có thể nghèo hơn
  • Phúc lợi đàn chiên nói chung có thể bị giảm
  • Kiểm soát việc cho ăn có thể kém hơn.
  • Giao phối nên được bắt đầu vào khoảng 21 tuần tuổi. Đánh giá sự trưởng thành nam và nữ trước khi giao phối.

Tham khảo thêm các mô hình chăn nuôi tại đây

Nguồn: Internet

Nuôi gà bằng giun quế

Bí quyết nuôi gà thành công từ giun quế

Bí quyết nuôi gà thành công từ giun quế. Nuôi gà có rất nhiều thức ăn để chăn nuôi. Tuy nhiên giun quế là một trong những loại thức ăn tốt nhất.

Trong những năm gần đây, xu hướng nông nghiệp sạch. Đang được đẩy mạnh tích cực trong ngành Nông nghiệp Việt Nam từ trồng rau sạch. Cho đến chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học…Trong đó, mô hình nuôi giun quế kết hợp với nguyên liệu có sẵn tại địa phương như cám gạo, bột ngô, bột đỗ tươg. Để phục vụ cho chăn nuôi gà thịt nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm, và giảm chi phí giá thành sản xuất.

Giun quế dành để nuôi gà hiểu quả
Bí quyết nuôi gà thành công từ giun quế

Nhằm hướng người nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, ổn định và bền vững, tại tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ. Phong trào nuôi giun quế làm thức ăn cho gà đang được phát triển mạnh.

Bắt đầu từ tháng 7/2016, tại 9 hộ dân của xóm Ó, xã Yên Lạc. Mô hình này được đưa vào ứng dụng với 2.500 con gà J – DABACO. Trong đó, hỗ trợ cho những hộ tham gia 60% giá giống và 40% vật tư (thức ăn, thuốc thú y…). Chuyển giao kỹ thuật (từ khâu chọn mua con giống đến việc áp dụng quy trình vệ sinh. Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chăm sóc…). Đặc biệt phòng các bệnh bằng quy trình vacxin đầy đủ như Marek, Newcastle, Gumboro, đậu. Và vacxin cúm gia cầm.

Nuôi gà bằng giun quế
Nuôi gà bằng giun quế

Bí quyết nuôi gà thành công:

Người nuôi sử dụng cám công nghiệp, cám viên cho gà con ăn trong thời gian úm. Khi gà được 1 tháng tuổi, đem gà thả ra vườn được chắn hàng rào, lưới, tường bao quanh, tách biệt với nơi ở của người. Đồng thời, người nuôi sẽ kết hợp giun quế với cám gạo, bột ngô, bột đỗ tương… để làm thức ăn cho gà thịt. Gà được chăm bằng thức ăn từ giun quế vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa rút ngắn được giá thành sản xuất cho người chăn nuôi.

Mô hình đã đạt được kết quả cao dù chỉ mới qua 4 tháng triển khai. Tỷ lệ gà bị hao hụt giảm đi đáng kể, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 2 kg/con, tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp…

Gà ri Lạc Thủy trưởng thành
Gà ri Lạc Thủy trưởng thành

Thấy rõ được hiệu quả từ hiệu quả mô hình này mang lại, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên khuyến khích người dân địa phương phát triển chăn nuôi gà an toàn theo quy mô gia – trang trại thành vùng chăn nuôi tập trung, tiến tới xây dựng thương hiệu gà Phú Lương…

Hiện nay, gà thịt đang giữ mức giá ổn định và tương đối cao. Giá của gà nuôi bằng giun quế là 90.000 đồng/kg hơi, trong khi gà nuôi bằng cám công nghiệp chỉ có 75.000 đồng/kg. Trung bình 100 con gà nuôi bằng giun quế cho thu lãi 10 triệu đồng (đã trừ các loại chi phí).

Người nuôi có thể tham khảo kĩ thuật nuôi giun quế sau để nuôi gà thành công từ giun quế

Chuồng trại nuôi: Thoáng mát, không bị ngập úng và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đảm bảo các điều kiện. Về nhiệt độ và độ ẩm nguồn nước tưới đầy đủ, trung tính và sạch; cần thoát nhiệt, thoát nước tốt. Nên có biện pháp ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái..) Hố hoặc bể nuôi giun phải có mái che tránh mưa nắng.

Chất nền: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng…Người mua giống bắt buộc phải lấy dạng sinh khối. Vừa an toàn cho vận chuyển vừa có chất nền lý tưởng cho giun khi có chỗ ở mới.

Nhiệt độ: Thích hợp nhất là từ 20oC – 30oC. Một số khu vực phía Bắc cần chú ý vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp. Cần che chắn kỹ để tránh gió lùa. Đảm bảo chuồng nuôi luôn kín, tối, ẩm và thoáng.

Độ ẩm: Thường xuyên kiểm tra và xử lý sao cho chuồng nuôi luôn ẩm. Độ ẩm lý tưởng là từ 55 – 65 %.

Ánh sáng: Cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh tia tử ngoại lọt vào chuồng. Dùng tấm phủ trên mặt luống nuôi nhưng vẫn đảm bảo thoáng mát.

Không khí: Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên thức ăn của giun phải sạch. Và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho giun.

Thức ăn: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ…

Các bạn có thể tham khảo Kỹ Thuật Chăn Nuôi tại đây.

 

Nguồn: Sưu tầm internet

Gia súc và gia cầm

Cách phân biệt Gia Súc và Gia Cầm

Cách phân biệt Gia Súc và Gia Cầm. Ban đầu nghĩ đơn giản tưởng chừng như cách phân biệt này chỉ dành cho trẻ con nên 3 buổi. Nhưng ngay cả những người lớn như chúng ta cũng rất nhiều chưa biết. Vậy gia súc là gì, gia cầm là gì. Chúng khác nhau như thế nào và tại sao người ta lại phân loại 2 loại vật nuôi như thế. Cùng Giống Gia Cầm Tình Mai tìm hiểu nhé!

Gia súc và gia cầm
Gia súc và gia cầm

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu Gia cầm là gì nhé?

Theo Wikipedia: “Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ. Nhân giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ”.

Vịt- là loài gia cầm điển hình
Vịt- là loài gia cầm điển hình

Như vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể gặp những loài gia cầm phổ biến: gà, vịt, ngỗng, ngan… Ngoài ra, một số loài chim được con người nuôi nhằm mục đích lấy thịt như chim bồ câu, chim cút… cũng được nhiều người gọi là gia cầm.

Gia cầm chính là loài động vật cung cấp thịt và nguồn dinh dưỡng phổ biến nhất, chiếm tới 30% lượng thịt trên toàn thế giới. Trong đó gà các loại là gia cầm có lượng tiêu thụ phổ biến nhất chỉ sau thịt lợn.

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu Gia cầm là gì nhé?

Theo Wikipedia: “Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi. Vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp”.

Trâu là loài gia súc điển hình
Trâu là loài gia súc điển hình

Như vậy. Gia súc chính là những loài động vật vẫn tồn tại ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu… Trong đó, có những loài sử dụng làm thịt chủ yếu, có loài lấy sữa. Có loài lấy lông nhưng tựu chung lại. Chúng đều phục vụ các giá trị liên quan đến nông nghiệp. Một điểm chung nữa của gia súc đó là chúng đều là động vật có vú và có 4 chân trong khi gia cầm chỉ có 2 chân. Điều này để phân biệt gia súc gia cầm trong đời sống hàng ngày.

 

Cách phân biệt Gia Súc và Gia Cầm:

Gia súc gia cầm đều có điểm chung là được nuôi để phục vụ các nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng cho con người. Dựa vào một số khái niệm đưa ra từ Wikipedia. Và hình ảnh những con vật ngoài đời sống có lẽ bạn cũng đã biết cách phân biệt gia súc gia cầm. 2 tên gọi cho các loài vật sản xuất chính trong nông nghiệp rồi chứ?

Nếu bạn còn phân vân về một loài vật là gia súc hay gia cầm thì chỉ cần lựa chọn 1 chi tiết. Gia súc có 4 chân còn gia cầm thì có 2 chân.

Gia cầm Gà trưởng thành

Gia cầm bao gồm những loài nào

Gia cầm bao gồm những loài nào? Và những loài này sống ở đâu? Thói quen tập quán là gì?

Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân. Có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống. Nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình gồm gà, vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong môi trường nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài chim khác bị giết để lấy thịt, chẳng hạn như chim bồ câu, him cút. Hoặc dùng là vật cảnh, giải trí như gà lôi hay gà chọi.

Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người. Phổ biến nhất trên thế giới. Chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà (đứng đầu vẫn là thịt lợn với 38%). Một số loại gia cầm thông dụng như: Gà: Gồm có gà tây nhà, gà ta, gà ri, gà sao, gà ác. Gà Tam hoàng, gà Đông Tảo, gà Tò, gà Sultan. Các loại vịt, vịt cỏ, vịt bầu, vịt Xiêm, ngan bướu mũi, chim cút, ngỗng…

  1. Gia cầm Gà nhà:

    Gà chọi trưởng thành
    Gà chọi trưởng thành

    Gà nhà được thuần hóa từ gà rừng, là một loài gia cầm quan trọng bậc nhất, phổ biến nhất trên thế giới. Gà được nuôi chủ yếu để lấy thịt gà và trứng gà. Là phương tiện báo thức ở nông thôn ngoài ra còn các sản phẩm khác như lông gà, phục vụ cho đá gà, và làm cảnh. Trong ngành công nghiệp gia cầm có trên 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm để làm thực phẩm, trứng và thịt như là một nguồn thực phẩm quan trọng và đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Gà sống khoảng sáu năm hay hơn, tuy nhiên gà nuôi lấy thịt thông thường chỉ mất sáu tuần là đạt được kích cỡ giết thịt. Gà nuôi thả vườn hay gà nuôi bằng thực phẩm hữu cơ thường bị giết mổ khi đạt 14 tuần tuổi. Một số giống gà có thể đẻ 300 trứng/năm; sách Kỷ lục Guinness 2011 dẫn ra kỷ lục gà đẻ 371 trứng trong 364 ngày.Khả năng đẻ trứng của gà lấy trứng bắt đầu giảm sau 12 tháng. Gà mái – đặc biệt là những con được nuôi trong hệ thống lồng nối tiếp nhau – rụng đáng kể lông và tuổi thọ sụt giảm từ bảy năm xuống dưới hai năm.

2. Gia cầm Gà Tây:

Gà tây nhà có nguồn gốc từ các loại gà tây rừng. Nuôi gà tây nhà nhằm mục đích cung cấp thịt gà tây. Ở Mỹ, thịt gà tây đã trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình Mỹ dịp lễ Tạ ơn hay Giáng sinh, thịt gà tây là thực đơn chính cho cả hai dịp này. Riêng lễ Tạ ơn có hơn 46 triệu con gà phải nằm trên bàn ăn của các gia đình Mỹ, có đến 88% người Mỹ ăn gà tây vào dịp lễ Tạ ơn. Gà tây rất dễ nuôi. Nó hiền lành và chăm kiếm mồi. Món ưa thích của gà tây lại là cỏ. Gà tây ăn nhiều loại cỏ, lá khác nhau. Nó cũng ăn ngũ cốc, đậu đỗ, cám bã. Ngoài ra, nó ăn tới 30-40% là rau xanh, cỏ lác. Vì vậy, người nuôi gà tây thường chăn thả trên những bãi cỏ. Những cánh đồng hoặc nuôi nhốt trong những sân chơi rộng.

3. Gà sao nhà:

Gà sao nhà là loại gia cầm được thuần hóa. Từ gà sao trong tự nhiên chúng thuộc lớp Aves, bộ Điểu cầm, họ Phasiani, giống Numidiae. Gà sao nhà đã được thuần hóa để lấy thịt và đây cũng là loại thịt được ưa chuộng trên thị trường với chất lượng thịt thơm ngon. Chúng có nhiều ưu điểm như sức sống cao. Ít bệnh tật, hao hụt không đáng kể, với tỉ lệ sống bình quân đạt 95,6%. Gà sao có sức đề kháng cao. Thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và là loài dễ nuôi, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi thả vườn. Tuy có sự khác biệt giữa các dòng. Trong đó cao nhất (98%) và thấp nhất (92%). Nhìn chung thì tỷ lệ sống của gà sao cao hơn so với các giống gà thả vườn. Tuy sức đề kháng mạnh. Nhưng nếu không phòng và chăm sóc kỹ thì gà sao vẫn bị một số bệnh. Trong đó đáng chú ý nhất là bệnh nấm mỏ két. Dù có điều trị tốt thì tỉ lệ khỏi cũng không quá 10%.

4. Vịt nhà:

Vịt nhà được chăn nuôi tại nhiều nước Đông Nam Á khoảng vài ngàn năm trước, trong đó có Việt Nam. Vịt có rất nhiều giá trị kinh tế, chúng cung cấp cho con người thịt vịt, trứng, lông. Ngoài ra, vịt còn được dùng để nuôi nhốt như một loài chim kiểng. Hay phục vụ các màn xiếc trong Sở thú. Hầu hết các loài vịt đều được thuần hóa từ loài vịt cổ xanh (Anas platyrhynchos) ở vùng Mallard. Nhiều loài vịt ngày nay có kích cỡ lớn hơn so với thủy tổ của chúng (chiều dài từ cổ đến đuôi của chúng vào khoảng 12 inch tức khoảng 30 cm). Năm 2002, theo báo cáo của Tổ chức Lương – Nông Thế giới (FAO). Trung Quốc là thị trường tiêu thụ vịt dẫn đầu thế giới, kế đến là Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.

5. Ngan

Ngan nhà và Ngan bướu mũi đã được thuần hóa từ nhiều thế kỷ trước. Thịt ngan cũng được ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt nhà (có lẽ là hậu duệ đã thuần hóa của vịt cổ xanh) do nạc hơn, chứ không chứa nhiều mỡ như thịt vịt, độ nạc và mềm của thịt ngan có thể so sánh với thịt bê. Các giống ngan thuần hóa thường có các đặc trưng bộ lông khác với của ngan hoang. Loại ngan có lông trắng thích hợp cho sản xuất thịt. Ngan mái nặng khoảng 2–5 kg (5-10 pao); ngan trống nặng khoảng 5–8 kg (10-17 pao). Ngan thuần hóa có thể sinh sản tới 3 lần mỗi năm. Một số ngan nuôi đã thoát ra ngoài hoang dã và hiện tại sinh đẻ ngoài khu vực bản địa của chúng, như ở Tây Âu và Hoa Kỳ.

6. Ngỗng

 

Ngỗng nhà là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi. Với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò. Ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4–7 kg. Có nhiều giống ngỗng như ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao.

7. Bồ câu nhà

Bồ câu nhà được nuôi tại nhiều nước để lấy thịt bồ câu đây là loài tương đối dễ nuôi. Nuôi chim bồ câu không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc. Chi phí cao mà hiệu quả nhanh. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt. Một số giống bồ câu nhà có thể tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp dư thừa như. Đậu nành xấu, ngô, lõi ngô, rau cỏ đem nghiền thành cám viên cho chim bồ câu

Nguồn: Wikipedia